Sau 100 năm một cây lim cho 2 khối với 30 triệu đồng/khối thì 447 ha cây lim (giá trị gỗ sao đen, trầm gió, sưa tương đương gỗ lim) sẽ cho hơn 7,3 ngàn tỉ đồng.
Giám đốc “Doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên”- vốn là thầy giáo thực nghiệm vật lí Trường chuyên Phan Bội Châu, TP. Vinh đã biến hơn 1.000 ha núi đá thành một vùng rừng xanh biếc.
Thời gian đầu, ông Nguyên đã bán những lứa “cây kinh tế” và vay vốn ngân hàng để đường cho cánh rừng thuận tiện cho việc bảo vệ và khai thác. Bên đường, một hồ nước rộng 3 ha chứa 500.000 m3 cũng được xây dựng để giữ độ ẩm cho rừng và có nước cho muông thú uống.
Năm 1996-1997 ông Nguyên góp tiền nhuận bút từ những bài thơ, quyên góp từ bạn bè nhà văn để mua 60 con hươu, 45 con khỉ, 100 con sóc, 100 con tắc kè, 32 con chim trĩ, ba con cù liền lần lượt thả vào rừng. Năm ngoái biết ông bị bệnh có người cháu mang hai con chim trĩ đến biếu để nấu cháo bồi dưỡng, rồi ông cũng thả đôi chim ấy vào rừng.
Ông dựng tảng đá ở ngã ba cánh rừng khắc dòng chữ: “Bạn có yêu thiên nhiên không?” của ông Nguyên. Một tảng đá khác khắc câu: “Núi kia ngàn năm đứng đó/Thăng trầm bao lần đi qua” trong bài hát “Ân tình rừng cây” do ông sáng tác ” để tưởng nhớ những ân tình mà cánh rừng mang lại cho ông.
Nói về cánh rừng ngàn tỷ của mình: “Đời người bình quân có 70 năm. Đời cây lim 100 năm mới cho khai thác. Để 447 ha cây đặc chủng này thành rừng nguyên sinh như tôi mong muốn phải mất khoảng 400 năm nữa nhưng nghề trồng rừng suy cho cùng không nên chỉ lăm lăm tính toán lợi ích trước mắt”. Ông tính bài toán về cây lim: “1 ha tôi trồng 500 cây nhưng ước tính khi thu hoạch chỉ chọn 300 cây. Sau 100 năm một cây lim cho 2 khối. Nếu tính theo giá hiện tại là 30 triệu đồng/khối thì một cây lim cho 60 triệu đồng. 447 ha cây lim (giá trị gỗ sao đen, trầm gió, sưa tương đương gỗ lim) sẽ cho hơn 7,3 ngàn tỉ đồng. Đây là một rừng tiền”.
Ông Đặng Xuân Minh – Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An cho biết:
“Doanh nghiệp trồng rừng của bác Nguyên coi trọng mục đích vì môi trường, sinh thái hơn làm kinh tế. Bác Nguyên thích trồng loại cây bản địa, quý hiếm để nuôi dưỡng thành rừng nguyên sinh dù biết mình không được hưởng. Đó là suy nghĩ, việc làm rất khác mọi người. Chúng tôi đánh giá cao mô hình trồng rừng độc đáo này”.
Theo tin tức