Năm 2017, Hoa Kỳ xuất khẩu số lượng gỗ cứng lớn nhất từ trước tới nay – tăng 17% giá trị gỗ khối so với năm 2016. Với các chuyến hàng xuất đi toàn cầu này giúp tổng doanh thu ngành công nghiệp xẻ gỗ của Mỹ đạt con số 2,64 tỷ USD trong năm 2017.
Sự thèm khát gỗ cứng Hoa Kỳ của Trung Quốc vẫn còn đang tiếp tục tăng. Các nhà sản xuất gỗ tại Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng cực lớn lượng gỗ cứng xuất khẩu sang Trung Quốc, 26% lượng gỗ xẻ xuất khẩu theo giá trị và 20% theo khối lượng, chiếm 57% tổng số gỗ được vận chuyển đến quốc gia đông dân nhất thế giới này. Do đó, tổng nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc từ Mỹ được nâng lên 1,5 tỷ USD năm 2017.
Xuất khẩu gỗ tròn tăng 3% về sản lượng và 18% về giá trị trong năm vừa qua tại Trung Quốc. Nhưng sự thay đổi trong tiêu dùng buộc Trung Quốc phải mua một lượng lớn hơn con số này so với các năm trước. Sản lượng gỗ sồi đỏ xuất khẩu đến quốc gia này đã tăng gấp đôi từ năm 2016 đến 2017.
Việt Nam đang trở thành thị trường xuất khẩu gỗ cứng lớn thứ 2 của Hoa Kỳ ngoài Nam Mỹ và hiện vẫn còn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Giá trị xuất khẩu gỗ của Mỹ vào thị trường nay đã tăng 22% và 18% về khối lượng trong năm 2017. Tổng số lượng đã xuất khẩu lên đến 444.862m3 gỗ tulipwood (dương vàng, tăng 27%), chiếm 58% (258.586m3) sản lượng nhập khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ. Sau sồi đỏ, sồi trắng mang đến các cơn số rất ấn tượng (tăng 22%) dù còn chiếm số lượng ít. Nhập khẩu gỗ cherry và maple đều tăng trưởng trở lại.
Sản lượng nhập khẩu vào Malaysia đã phục hồi 11% với các chủng loại sồi trắng, óc chó (walnut) và tulipwood. Thái Lan thì duy trì sản lượng tiêu thụ với sồi trắng và tulipwood. Indonesia giảm nhẹ sản lượng 3%, trong khi Philippines tăng 62% nhưng vẫn là nước nhập khẩu rất nhỏ số lượng gỗ cứng Hoa Kỳ. Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á nhập khẩu hơn 0,26 tỷ USD, chiếm nhiều nhất là Việt Nam. Xuất khẩu gỗ tròn sang khu vực này chiếm 49 triệu USD, tăng 6%.
Bình luận về các số liệu này, ông John Chan – Giám đốc Khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của Hiệp hội Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) cho rằng: “Đây là kết quả mang tính khả quan nhất và cổ vũ quyết tâm của chúng tôi trong việc tiếp tục xúc tiến hỗ trợ thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong chờ sự tăng trưởng về tiêu thụ gỗ sồi đỏ như một loại nguyên liệu luôn sẳn sàng tại Mỹ và tính thích hợp cao cho ngành công nghiệp đồ gỗ”.
Nguồn: Hawa.vn – Tòng Nguyễn dịch
Gửi bình luận của bạn